Các bài viết thường đặt câu hỏi về tư thế ngồi quen thuộc khi đi vệ sinh hàng ngày. Tư thế ngồi xổm được khuyến khích sử dụng kết hợp ghế đẩu nhỏ để kê cao chân khi đi vệ sinh. Vậy, nên suy nghĩ thế nào về vấn đề này? Tư thế ngồi xổm có thực sự tốt nhất? Có nên quay trở lại kiểu nhà vệ sinh ngồi xổm hay không?
Nhà vệ sinh hiện đại, một phát minh gần đây
Như chúng ta đã biết, nhà vệ sinh ngày nay ngồi bệt như ngồi ghế, có nguồn gốc từ những chiếc ghế thủng đáy do giới quý tộc và giai cấp tư sản trước đây sử dụng. Nhiều thế kỷ trước, hầu hết người dân Pháp ngồi xổm ngoài đồng hoặc trên một cái hố. Nhà vệ sinh kiểu này được gọi là “nhà xí xổm” được trang bị ở những nơi công cộng cho đến tận ngày nay, thể hiện sự thích nghi với phong tục cũ.
Nhược điểm của tư thế ngồi bệt
Khi chúng ta ngồi trên bồn cầu, đùi của chúng ta tạo một góc vuông với bụng. Đối với vị trí này, góc 90° tạo ra không thuận lợi cho việc tống đẩy phân. Thật vậy, ở vị trí này, góc giữa trực tràng và hậu môn (góc “hậu môn trực tràng”) đóng lại và điều này sẽ làm giảm không gian cho phân đi qua. Ngoài ra, áp lực của cơ bụng sẽ không tối ưu ở vị trí này.
Lợi ích của việc ngồi xổm
Khi chúng ta ngồi xổm, đùi của chúng ta tạo thành một góc từ 22 đến 35° với bụng (theo sự linh hoạt của khớp). Ở vị trí này, trực tràng và hậu môn được căn chỉnh (góc hậu môn mở rộng hơn) sẽ tạo điều kiện cho phân đi qua. Ngoài ra, vị trí này sẽ khuyến khích sự co thắt của cơ bụng có điểm tựa trên đùi, trong quá trình tống đẩy.
Những người bảo vệ tư thế ngồi xổm cho rằng cần ít áp lực hơn để tống đẩy phân, điều này giúp các tĩnh mạch của trực tràng và hậu môn (tĩnh mạch búi trĩ) giãn lỏng và cho phép làm trống hoàn toàn trực tràng.
Kết quả nghiên cứu về chủ đề này
Để đánh giá khách quan ảnh hưởng của tư thế ngồi xổm, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành. Ví dụ, vào năm 2003, một nghiên cứu của Israel (1) cho thấy tư thế ngồi xổm đã giảm đáng kể thời gian đi đại tiện và cải thiện cảm giác trống rỗng hoàn toàn của trực tràng, so với vị trí ngồi bình thường (cao 41-42 cm) hoặc ngồi trên bồn vệ sinh thấp (cao 31-32 cm).
Năm 2010, một nghiên cứu của Mỹ (2) đã đánh giá, với tia X, tư thế ngồi như Bức tượng « Người suy tư » của Rodin (thân mình đang nghiêng và dựa vào đùi) và kết luận rằng nó thực sự mở ra góc hậu môn trực tràng và cho phép làm trống hoàn toàn trực tràng.
Cuối cùng, vào năm 2016, một nghiên cứu của Nhật Bản (3) đã kết luận rằng tư thế ngồi xổm giúp nghiêng góc trực tràng và hậu môn và giảm áp lực bên trong hai cơ quan này trong quá trình đại tiện.
Dường như lập luận của những người đề xướng vị trí ngồi xổm đã được khoa học xác minh.
Thực tế như thế nào?
Đối với những người muốn thử tư thế ngồi xổm, có thể sử dụng một chiếc ghế đẩu chắc chắn để nâng cao bàn chân khi ngồi trong nhà vệ sinh, giảm góc giữa đùi và bụng. Cũng có thể chấp nhận tư thế ngồi như Bức tượng « Người suy tư » của Rodin bằng cách đưa vai lên đầu gối.
Hãy cẩn thận, tuy ngồi xổm trên bồn cầu (chân đặt trên bàn ngồi) có vẻ như là một ý tưởng hay nhưng nguy cơ té ngã cao (do bồn cầu không được thiết kế để nâng đỡ trọng lượng của một người). Một số người đã xây dựng thêm bệ đỡ trong nhà vệ sinh thông thường để dễ cúi mình khi đi đại tiện. Tóm lại, quyết định sáng suốt nhất là đầu tư một nhà vệ sinh ngồi xổm mà hiện đang có sẵn trên thị trường.